Trong hoạt động quản trị chuỗi cung ứng, SKU của sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp quản lý được tốt hàng hóa trong kho hàng. Từ đó có thể kiểm tra được chính xác hàng trong kho, đảm bảo cho kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hóa.
SKU đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới và là công cụ hữu ích giúp bạn tìm kiếm nhanh chóng, quản lý sản phẩm một cách dễ dàng và khoa học khi danh mục sản phẩm kinh doanh ngày một mở rộng và đa dạng.
Trong bài viết dưới đây AlpGood sẽ giúp bạn hiểu rõ mã SKU là gì? Mã SKU được hình thành như thế nào và vì sao mã SKU lại quan trọng, tác dụng sku trong quản trị kho hàng ra sao?
1. SKU là gì?
SKU là gì? SKU là từ viết tắt của Stock Keeping Unit, có nghĩa là đơn vị phân loại hàng hóa tồn kho bằng cách phân loại hàng hóa giống nhau về hình dạng, chức năng… dựa trên một chuỗi các kí tự gồm số và/hoặc chữ. Hay hiểu một cách đơn giản đó là Mã hàng hóa
2. Vì sao SKU quan trọng? Tác dụng sku trong quản trị kho hàng
SKU được đánh giá là cần thiết hơn cả Barcode trong việc kiểm soát kho hàng nội bộ, SKU có chứa những ký hiệu riêng biệt cả chữ và số cho từng danh mục sản phẩm, bạn chỉ cần nhìn và SKU là có thể nhận biết loại sản phẩm qua ký tự và dễ dàng đọc chúng mà không cần quét hệ thống như Barcode.
Bên cạnh đó bạn không bị giới hạn về số lượng SKU cho dù danh mục hàng hóa của bạn có mở rộng tới đâu.
Tóm lại:
– Mã SKU là mã nội bộ giúp bạn nhanh chóng định danh sản phẩm để bán hàng và quản lý hàng hóa hiệu quả
– Mã SKU khác nhau giúp phân biệt các phiên bản sản phẩm khác nhau
– Mã SKU giúp phân biệt cùng 1 mặt hàng giữa các kho khác nhau
– Hạn chế tình trạng hết hàng hoặc thất thoát trong quá trình quản lý tồn kho
– Mã SKU là điểm liên kết sản phẩm giữa các kênh khi bán hàng đa kênh
– Quản lý bằng mã SKU là cách quản lý hàng hóa hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì không cần đầu tư cho phần cứng.
3. Cách đặt lên cho SKU dễ nhớ nhất
Một SKU nên gồm những yếu tố sau đây:
– Tên nhà sản xuất (hay tên thương hiệu)
– Mô tả sản phẩm: Mô tả ngắn về chất liệu (cotton, khaki, lụa, gấm…); hình dáng (dài, ngắn…)
– Ngày mua hàng: Gồm các số ngày, tháng, năm (chỉ nên dùng 2 số cuối)
– Kho lưu trữ: Nếu bạn có nhiều kho hàng, bạn có thể có ký hiệu riêng cho từng kho theo khu vực Hà Nội, Hồ Chí Minh,… hoặc theo Quận, Huyện.
– Kích cỡ sản phẩm
– Màu sắc sản phẩm
– Tình trạng sản phẩm: Còn mới hay đã qua sử dụng
Kết hợp tất cả các yếu tố (biến thể) trên lại cùng nhau, bạn sẽ đặt SKU cho sản phẩm theo danh mục một cách dễ dàng
Tuy nhiên, cũng tùy từng lĩnh vực cũng như cách thức quản lý kho, cách tổ chức xây dựng doanh nghiệp, có thể thiết kế SKU cho phù hợp. Khi hàng hóa được mã hóa theo SKU chắc chắn việc quản lý kho hàng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Đây cũng được coi là giải pháp cho nhiều doanh nghiệp trong việc quản lý kho hàng.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết của APG Seller . Chúc bạn đăng ký thành công và có trải nghiệm thật tốt !!!!