ĐIỀU KIỆN BÁN HÀNG FBA TRÊN AMAZON
Phải đăng ký bán trên amazon: chỉ được đăng ký 1 tài khoản, được phép mở tài khoản thứ 2 nếu là 1 cá nhân quản lý 2 công ty hoặc 2 doanh nghiệp.
Khi bán hàng, người bán phải cung cấp chính xác địa chỉ, thông tin hàng hóa, thời gian giao hàng và cũng như hãng vận chuyển: chính sách trả hàng phải có lợi cho phía khách hàng.
Có hình ảnh bản quyền: phải có hình ảnh thực, chi tiết về sản phẩm, sản phẩm đăng tải không vi phạm các sản phẩm không được phép bán theo chính sách của Amazon.
Nắm được các hình thức vận chuyển, các khoản phí xuất nhập khẩu hàng hóa và thời gian vận chuyển cho 1 đơn hàng.
Hiểu rõ các khoản phụ phí như phí vận chuyển, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt,…và khi có yêu cần xuất VAT thì phải thực hiện đầy đủ.
Khắc phục các khó khăn về ngân sách duy trì gian hàng. Rủi ro bắt nguồn từ thiếu hụt ngân sách khá cao nên sản phẩm dễ bị bỏ rơi khỏi thị trường, các khác biệt về văn hóa dẫn đến khó theo dõi được sự biến đổi của hành vi khách hàng về nhân khẩu học.
QUY TRÌNH BÁN HÀNG TRÊN AMAZON
1. Tìm hiểu thị trường, lựa chọn mặt hàng phù hợp
Doanh nghiệp bán nên chọn các mặt hàng không đòi hỏi quá nhiều về bảo hộ nhãn hiệu giúp đơn giản hóa các chính sách xuất nhập khẩu. Các mặt hàng dễ bảo quản, kích thước và khối lượng nhỏ giúp dễ dàng vận chuyển nhằm giảm thiểu chi phí và tránh rủi ro khi vận chuyển.
Nên bán các mặt hàng đã được xuất khẩu sang nước ngoài nhằm tận dụng sự chấp nhận của thị trường nước ngoài từ trước. Hoặc tự bản thân doanh nghiệp phát triển những sản phẩm tiềm năng dựa trên cơ sở đánh giá và nghiên cứu kỹ mức độ chấp nhận và khả năng tiêu thụ của thị trường.
Các bước mà AlphaGood đề xuất cho doanh nghiệp tham khảo như sau:
-
- Tìm hiểu những tiêu chuẩn chọn sản phẩm phù hợp với chính sách của Amazon.
- Lên ý tưởng sản phẩm
- Tìm kiếm sản phẩm tiềm năng từ các công cụ nghiên cứu.
- Phân tích công dụng của sản phẩm và từ phía đối thủ cạnh tranh.
- Ước lượng chi phí, giá bán và lợi nhuận.
- Đánh giá mở rộng tuyến sản phẩm.
2. Thiết kế logo, bao bì và mua GTIN cho hàng hóa
Nhận diện thương hiệu
Doanh nghiệp bán cần chuẩn bị bộ nhận diện thương hiệu cần thiết (tên, logo, slogan,…) để chuẩn bị tạo lập gian hàng bán.
Người bán đăng tải các sản phẩm của mình bằng ngôn ngữ và đơn vị tiền tệ theo trang web Amazon marketplace mà người bán đăng ký bán. Ví dụ ngôn ngữ và đơn vị tiền tệ của www.amazon.com là tiếng Mỹ, đơn vị đô la ($); của www.amazon.co.jp là tiếng Nhật, đơn vị yên (¥);…
Thông tin đăng tải
Thiết kế bộ nhận diện cho sản phẩm, chuẩn bị hình ảnh, video,.. để cung cấp cho khách hàng khi đăng tải sản phẩm.
Amazon yêu cầu người bán cung cấp ít nhất một hình ảnh: có chất lượng tốt, rõ ràng, cung cấp nhiều thông tin và hấp dẫn.
Các quy định về hình ảnh ghi rõ trong Yêu cầu của Amazon về ảnh đăng tải.
Xem thêm: Các vấn đề về lỗi ảnh và khắc phục
Dán nhãn cho sản phẩm
Ngoài ra, để hàng hóa lưu hành quốc tế thì nó cần có barcode quốc tế GTIN.
GTIN (viết tắt của Global Trade Item Number), còn được gọi là số thương phẩm toàn cầu, là một số nhận dạng duy nhất và một sản phẩm được quốc tế công nhận. GTIN sẽ xuất hiện bên cạnh mã vạch trên bao bì sản phẩm hoặc bìa sách.
Những mã GTIN nhận dạng thông dụng trên thế giới
- EAN (European Article Number): ở các nước châu Âu thì đây được sử dụng làm mã hàng hoá. Nó bao gồm 13 chữ số.
- JAN (Japanese Article Number): JAN là mã hàng hóa dùng cho hàng thương mại ở thị trường Nhật, gồm từ 8 – 13 chữ số.
- UPC (Universal Product Code): là mã ID định dạng hàng hóa tiêu chuẩn được sử dụng tại thị trường Hoa Kỳ. UPC có thể mua từ GS1 (Hiệp hội mã số châu Âu) và chuyển thành mã vạch để dán lên sản phẩm.
- FNSKU (Fulfillment Network Stock Keeping Unit): là một mã quản lý dành riêng cho sản phẩm bán trên Amazon FBA. Mã này khi nhà bán hàng đăng sản phẩm và sử dụng dịch vụ FBA thì Amazon sẽ cấp mã này cho người bán.
- ISBN (International Standard Book Number): là mã ID hàng hóa chuyên dùng cho mặt hàng sách. Thường liên quan với ngày xuất bản của nó. Có hai loại chính là 10 chữ số hoặc dãy 13 chữ số.
3. Đăng ký tài khoản bán hàng
Doanh nghiệp lựa chọn một trong hai hình thức bán sau:
Gói bán hàng chuyên nghiệp (Professional): Phí duy trì tài khoản: $39.99/tháng. Không giới hạn đăng tải sản phẩm. Có thể tùy chỉnh chi phí vận chuyển cho đơn hàng. Thoải mái sử dụng các công cụ báo cáo chuyên nghiệp hoặc các công cụ giúp đăng hàng loạt mặt hàng giúp tiết kiệm thời gian. Được truy cập vào chức năng hỗ trợ quản lý hàng tồn kho số lượng lớn. Có thể sử dụng các công cụ đặc biệt: quảng cáo, chạy mã giảm giá sản phẩm, các chương trình khuyến mãi và tùy chọn gói quà cho sản phẩm.
Gói bán hàng cá nhân (Individual): Bị tính phí bán hàng là $0.99 cho mỗi đơn hàng bán được, có phát sinh thêm một số phí khác cho từng danh mục như phí giới thiệu,… Có thể đăng 20 danh mục sản phẩm và 40 sản phẩm/tháng
Như vậy, gói bán hàng cá nhân này sẽ phù hợp hơn với những ai đang trong quá trình tìm hiểu thị trường, chưa có nhiều kinh nghiệm và muốn bán hàng thử trên sàn thương mại điện tử này. Số lượng sản phẩm dự định bán cũng dưới 40.
4. Bắt đầu bán hàng
Chọn một trong hai phương thức kinh doanh trên Amazon.
FBM (Fulfillment by Merchant): Đây là hình thức mà đơn hàng sẽ được xử lý bởi bên thứ 3 chứ không phải là Amazon. Lúc này, người bán sẽ có trách nhiệm lưu kho, đóng gói hàng hoá và gửi bưu kiện đó đến tay khách mua hàng.
FBA (Fulfillment by Amazon): Hình thức này được tạo ra để hỗ trợ các nhà bán hàng nhỏ lẻ, cũng như nâng cao chất lượng phục vụ cho người mua hàng. Với cách này, bạn chỉ cần gửi hàng tới kho của Amazon. Amazon cũng đảm nhiệm luôn công tác chăm sóc khách hàng sau khi mua hàng.
Để biết chi tiết cách đăng ký một tài khoản bán, xem tại đây:
5. Thanh toán và thu lợi nhuận
Amazon là một sàn thương mại điện tử của nước ngoài nên hình thức thanh toán của họ cũng không giống với các sàn tại Việt Nam như Shopee hay Lazada, vì vậy rất nhiều nhà bán hàng bối rối không biết mình sẽ nhận tiền như thế nào? Khi nào sẽ được thanh toán tiền bán hàng?
Thông thường, ngay sau khi xác nhận đã vận chuyển hàng, Amazon sẽ chuyển khoản đến tài khoản thành toán của shop. Thời gian chi trả sẽ là 2 lần 1 tuần. Một số hình thức nhận tiền đang được hỗ trợ là:
Nhận tiền quy đổi sang Amazon Gift Card
Với cách này thì tiền trong tài khoản sẽ được chuyển thành phiếu quà tặng. Bạn có thể sử dụng chúng để nạp tiền vào và mua sắm trên sàn. Tuy nhiên, cách này khá là bất tiện vì bạn không thể rút tiền về Việt Nam để tái đầu tư, nhập thêm hàng hoá.
Nhận tiền thông qua thẻ Payoneer
Đây là cách đang được nhiều nhà bán hàng sử dụng để có thể rút tiền về nước. Payoneer là một dịch vụ thanh toán quốc tế, họ sẽ cấp cho bạn một chiếc thẻ có thể rút tiền toàn cầu. Khi có yêu cầu rút tiền, Amazon sẽ gửi về tài khoản Payoneer và bạn có thể rút tiền qua ATM hoặc ngân hàng tại Việt Nam.
Nhận tiền thông qua phiếu séc
Nếu bạn đăng ký nhận tiền bằng séc thì họ sẽ gửi cho bạn thông qua đường bưu điện khi có yêu cầu rút tiền. Tuy nhiên, rất ít người sử dụng cách này vì thời gian chờ đợi khá lâu và còn có rủi ro thất lạc.
Thông tin liên hệ:
- Fanpage: https://www.facebook.com/alpgood.vn/
- Hotline: 024 62901886
- Email: hotro@alpgood.com